Khả năng Bitcoin dump sâu rất thấp, trừ khi có “thiên nga đen”

Nhận định như tiêu đề trên được rút ra từ những quan sát liên quan đến giá Bitcoin tính theo vốn hóa hiện thực (Realized Capitalization). Đôi khi lực lượng cung cầu phải thế chỗ cho sự kiện “thiên nga đen” trong việc tác động đến giá Bitcoin.

TỪ REALIZED CAP CHO ĐẾN REALIZED PRICE CỦA BITCOIN

“Realized” hay “hiện thực” chỉ là một cách gọi chỉ số on-chain, nó không hẳn mang ý nghĩa là giá trị thực tế hay giá trị bản chất. Realized Capitalization (tạm dịch là vốn hóa hiện thực) là một biến thể của vốn hóa thị trường Bitcoin. Nhưng thay vì tính bằng cách dựa trên giá hiện hành, thì vốn hóa hiện thực lại tính dựa trên giá tại thời điểm mà Bitcoin đó được chi tiêu. Chính vì thế, khi so sánh với vốn hóa thị trường thì sẽ biết được Bitcoin đó có “lời” hay không.

Khả năng Bitcoin dump sâu rất thấp, trừ khi có “thiên nga đen”
Vốn hóa hiện thực của Bitcoin. Nguồn: Bitcoin Magazine.
  • Ví dụ: nếu A gửi B một BTC có giá 20,000 USD vào lúc gửi. Và B không bán nó dù một năm sau đó giá BTC đã là 60,000 USD. Thì B chính là người đóng góp vào sự ổn định của vốn hóa hiện thực. Đó là lý do mà vốn hóa hiện thực không biến động thái quá như vốn hóa thị trường.
  • Nhìn biểu đồ trên bạn sẽ nhận ra, vốn hóa hiện thực tăng dần theo bậc thang. Và rất hiếm khi nào vốn hóa thị trường dump sâu dưới vốn hóa thực. Trừ trường hợp sự xuất hiện của đại dịch Covid năm 2020 như là một biến cố “thiên nga đen”.

Và để cho dự đoán được cụ thể và chi tiết hơn, chúng ta có thể tính ra Realized Price (giá hiện thực) của Bitcoin bằng giá lấy vốn hóa hiện thực trên chia cho tổng số BTC chi tiêu.

KHẢ NĂNG BITCOIN DUMP SÂU RẤT THẤP, TRỪ KHI XUẤT HIỆN BIẾN CỐ “THIÊN NGA ĐEN”

Tuy nhiên, trong tổng số BTC chi tiêu này thì Glassnode đưa ra một quy chuẩn. Đó là nếu nó được chi tiêu sau 155 ngày thì nó được xem như là Long-term Holder, còn trước 155 ngày thì được xem như là Short-term Holder. Từ đó, chúng ta có biểu đồ sau:

Khả năng Bitcoin dump sâu rất thấp, trừ khi có “thiên nga đen”
So sánh giá Bitcoin hiện hành và giá Bitcoin hiện thực. Nguồn: Bitcoin Magazine.

Chúng ta có thể hiểu nôm na như sau:

  • Đường màu xám là giá hiện hành, biến động biên độ lớn và thái quá.
  • Đường xanh dương nhạt là giá trung bình của Short-term Holder.
  • Đường xanh dương đậm là giá hiện thực không phân biệt Short-term hay Long-term.
  • Đường màu đen là giá trung bình là Long-term Holder.

Câu hỏi đặt ra là: Có khi nào giá hiện hành dump sâu đến mức thấp hơn cả giá hiện thực của Long-term Holder không? Câu trả lời là có, nhưng rất hiếm, trừ khi xuất hiện các biến cố “thiên nga đen”.

PlanB gần đây đã táo bạo gọi tên các “thiên nga đen” đó, dù không phải mọi người đều đồng ý với ông ta.

Những biến cố này có thể là: Sàn giao dịch lớn bị hack, mã gốc của Bitcoin đòi bị thay đổi, đại dịch, chiến tranh… hoặc bất cứ điều gì khó đoán được.

5/5 (1 bình chọn)

Gửi bình luận

Vui lòng nhập bình luận của bạn vào đây !
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới nhất

Có thể bạn thích

Bài viết liên quan